Theo đó, các công ty Ý sẽ phải trả thuế quảng cáo online thông qua các cơ sở ở nước Ý đã được đăng kí, thay vì đưa sang các nơi ưu đãi thuế như Ireland, Luxembourg hay Bermuda.
Loại thuế mới đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi. Nhiều luật sư cho rằng thuế này vi phạm luật của Liên minh châu Âu (EU) chống phân biệt trong các hoạt động thương mại, và có thể sẽ đối mặt với các vấn đề pháp lý.
Vào tháng 7, theo yêu cầu của các nước G20, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đề xuất kế hoạch chống lại hành vi chuyển phần lợi nhuận chịu thuế sang các nước "trú ẩn" của Google, Apple và Yahoo. Ý là nước đầu tiên thông qua luật để tuyên chiến với vấn đề này, vốn gây thiệt hại cho châu Âu và Mỹ tới 100 tỷ USD mỗi năm.
Loại thuế mới đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi. Nhiều luật sư cho rằng thuế này vi phạm luật của Liên minh châu Âu (EU) chống phân biệt trong các hoạt động thương mại, và có thể sẽ đối mặt với các vấn đề pháp lý.
Vào tháng 7, theo yêu cầu của các nước G20, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đề xuất kế hoạch chống lại hành vi chuyển phần lợi nhuận chịu thuế sang các nước "trú ẩn" của Google, Apple và Yahoo. Ý là nước đầu tiên thông qua luật để tuyên chiến với vấn đề này, vốn gây thiệt hại cho châu Âu và Mỹ tới 100 tỷ USD mỗi năm.
Thuế mới của Ý "rõ ràng vi phạm luật của EU", theo ông Sol Picciotto, giáo sư luật tại Đại học Lancaster, Anh Quốc. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng luật này "sẽ đặt áp lực giải quyết vấn đề nhiều hơn lên OECD". OECD tính toán sẽ hoàn tất kế hoạch của mình vào cuối năm 2015.
Chuyển lợi nhuận
Google, Starbucks và Amazon đã bị chỉ trích vì chiến lược chuyển hàng tỉ USD lợi nhuận ra nước ngoài. Google bán hầu hết quảng cáo của hãng ở châu Âu qua một chi nhánh Ireland, chỉ để lại một phần nhỏ lợi nhuận chịu thuế tại các nước có khách hàng. Chi nhánh này sau đó tiếp tục trả tiền cho một chi nhánh khác ở Ireland nhưng khai báo trụ sở chính ở Bermuda.
Năm ngoái, Google chuyển hầu hết thu nhập toàn cầu của mình, khoảng 12 tỷ USD sang chi nhánh Bermuda và tiết kiệm được 2 tỷ USD tiền thuế thu nhập. Chi nhánh Ý của Google năm ngoái chỉ nộp 1,8 triệu USD thuế thu nhập.
Luật mới của Ý được cho là "câu trả lời sai cho một vấn đề đúng", Carlo Alberto Carnevale-Maffe, một giáo sư chiến lược tại Trường quản lý thuộc Đại học Bocconi, Milan cho biết. "Nó được đưa ra để thanh minh cho sự lười nhác và lãng phí của chính phủ Ý và sự cần thiết phải tăng doanh thu thuế. Lý do thứ 2 là để bảo vệ các nhà xuất bản truyền thống".
Quảng cáo trên mạng
Một phiên bản trước đây của "thuế Google" cũng từng bị áp cho các hàng hóa thanh toán online. Chỉ đến khi Matteo Renzi, lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ lên tiếng đòi loại bỏ, nó mới được rút lại.
Luật này yêu cầu các nhà quảng cáo phải mua quảng cáo trên web từ các công ty Ý, thay vì tại những nơi có thuế suất ưu đãi hơn. Sự hạn chế này vi phạm luật của EU, vốn cho phép các công ty châu Âu quyền tự do mua và bán xuyên biên giới, bất kể trụ sở công ty đặt ở đâu.
"Ban đầu, chúng tôi nghi ngờ những điều chỉnh hiện nay chống lại quyền tự do căn bản và nguyên tắc chống phân biệt", Emer Traynor, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết về vấn đề thuế. "Chúng tôi khuyến khích chính phủ Ý phải bảo đảm bất cứ luật nào mới đều tương thích với luật EU".
Enrico Letta, Thủ tướng Ý cho biết vào ngày 20/12 rằng chính phủ của ông sẽ làm việc với Liên minh châu Âu về vấn đề thuế của nước này.
Chuyển lợi nhuận
Google, Starbucks và Amazon đã bị chỉ trích vì chiến lược chuyển hàng tỉ USD lợi nhuận ra nước ngoài. Google bán hầu hết quảng cáo của hãng ở châu Âu qua một chi nhánh Ireland, chỉ để lại một phần nhỏ lợi nhuận chịu thuế tại các nước có khách hàng. Chi nhánh này sau đó tiếp tục trả tiền cho một chi nhánh khác ở Ireland nhưng khai báo trụ sở chính ở Bermuda.
Năm ngoái, Google chuyển hầu hết thu nhập toàn cầu của mình, khoảng 12 tỷ USD sang chi nhánh Bermuda và tiết kiệm được 2 tỷ USD tiền thuế thu nhập. Chi nhánh Ý của Google năm ngoái chỉ nộp 1,8 triệu USD thuế thu nhập.
Luật mới của Ý được cho là "câu trả lời sai cho một vấn đề đúng", Carlo Alberto Carnevale-Maffe, một giáo sư chiến lược tại Trường quản lý thuộc Đại học Bocconi, Milan cho biết. "Nó được đưa ra để thanh minh cho sự lười nhác và lãng phí của chính phủ Ý và sự cần thiết phải tăng doanh thu thuế. Lý do thứ 2 là để bảo vệ các nhà xuất bản truyền thống".
Quảng cáo trên mạng
Một phiên bản trước đây của "thuế Google" cũng từng bị áp cho các hàng hóa thanh toán online. Chỉ đến khi Matteo Renzi, lãnh đạo mới của Đảng Dân chủ lên tiếng đòi loại bỏ, nó mới được rút lại.
Luật này yêu cầu các nhà quảng cáo phải mua quảng cáo trên web từ các công ty Ý, thay vì tại những nơi có thuế suất ưu đãi hơn. Sự hạn chế này vi phạm luật của EU, vốn cho phép các công ty châu Âu quyền tự do mua và bán xuyên biên giới, bất kể trụ sở công ty đặt ở đâu.
"Ban đầu, chúng tôi nghi ngờ những điều chỉnh hiện nay chống lại quyền tự do căn bản và nguyên tắc chống phân biệt", Emer Traynor, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết về vấn đề thuế. "Chúng tôi khuyến khích chính phủ Ý phải bảo đảm bất cứ luật nào mới đều tương thích với luật EU".
Enrico Letta, Thủ tướng Ý cho biết vào ngày 20/12 rằng chính phủ của ông sẽ làm việc với Liên minh châu Âu về vấn đề thuế của nước này.
0 nhận xét