Google+ "tàn phá" bình luận trên YouTube
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể trong suốt một năm hoạt động của mình nhưng trong năm qua, Google vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong các cải tiến cũng như sáng tạo công nghệ của mình. Trong đó, chúng ta phải kể đến chức năng bình luận trên YouTube.
Vào tháng 11 vừa qua, Google đã yêu cầu người dùng phải đăng nhập tài khoản Google+ của mình mỗi khi muốn bình luận trên YouTube. Động thái trên của hãng nhận được không ít phản đối từ phía người dùng khi họ cho rằng, hãng chỉ muốn thương mại hóa dữ liệu cá nhân của họ và tăng lượng người sử dụng mạng xã hội của mình để cạnh tranh với Facebook và Twitter. Trả lời phỏng vấn của giới báo chí, đại diện của Google cho biết hãng chỉ muốn kiểm soát lượng comment người dùng, tránh nguy cơ lạm dụng video trên YouTube để quảng bá sản phẩm của các công ty và tổ chức khác.
Sự kết hợp của Google+ cùng với YouTube gây không ít phiền hà cho người dùng
Về phần mình, nhà sáng lập YouTube - Jawed Karim, người được nhận 69 triệu USD khi bán dịch vụ chia sẻ video trực tuyến cho Google cũng phản đối hành động trên của công ty mẹ.
Tại sao lại có Moto X?
Nếu như Nexus 5 là một trong những thành công đáng kể của Google thì nhiều người lại tự hỏi Motorola để làm gì?
Sau khi về với Google, hãng sản xuất điện thoại Mỹ đã cho ra đời hai “đứa con” ngay sau đó nhưng lại không nhận được sự hướng ứng của thị trường khi Moto X vẫn chỉ giậm chân trong nước và Moto G cũng không khá hơn là bao. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hai sản phẩm của hãng Motorola chỉ rơi vào mức trung bình khá và chúng được xem như phương án dự phòng của Google trong tương lai.
Cái tên không nói lên tất cả (Nestle và Google)
Chúng ta đều biết rằng, các phiên bản HĐH Android của Google thường có mã tên của đồ ngọt và phiên bản 4.4 của hãng cũng không phải là ngoại lệ. Khi Google hợp tác với Nestle trong việc sử dụng tên (có bản quyền) Android 4.4 KitKat đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Cả hai công ty đều lên tiếng khẳng định rằng, thỏa thuận trên đều có lợi cho cả đôi bên khi Nestle có thể quảng bá kẹo của mình ngay trên tên sản phẩm Android KitKat và Google cũng có những chiếc kẹo có hình “robo xanh”.
Các phiên bản Android của Google thường có mã tên đồ ngọt
Trả lời phỏng vấn của BBC, John Lagerling – Giám đốc phát triển Android cho biết việc Google sử dụng mã tên KitKat có thể rất “ngộ nghĩnh và bất ngờ” nhưng vẫn không phải là yếu tố tiên quyết trong việc khẳng định giá trị sản phẩm.
Google vẫn chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ doanh nghiệp
Nhiều người cho rằng, trong năm qua, Google vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ của một tập đoàn lớn khi vụ lùm xùm liên quan tới hoạt động nộp thuế của hãng ở Anh vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống.
Vào năm 2012, Google thu được 506 triệu bảng ở thị trường Anh quốc nhưng công ty chỉ nộp 11,6 triệu bảng tiền thuế và tận dụng các lỗ hổng trong chính sách nhà nước để trốn 150 triệu bảng tiền thuế.
Sự thất bại trong vấn đề bảo mật và PRISM
Khi Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật vào tháng 5 năm 2013, cả thế giới ngỡ ngàng khi biết rằng mình luôn bị Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi thông qua PRISM (Công cụ hỗ trợ truy cập, đồng bộ và quản lí tài nguyên). Đặc biệt, thông tin trên càng khiến dư luận bất an khi các tờ báo uy tín của Mỹ như The Guardian hay NewYork Times chỉ ra rằng các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới như Apple, Facebook, Microsoft và Google “tiếp tay” cho NSA thông qua một hệ thống cho phép cơ quan này truy cập các thông tin bảo mật và đã được mã hóa.
PRISM đã đe dọa tới an ninh bảo mật và quyền riêng tư trên Internet của người dùng
Tiết lộ trên giống như một “đòn giáng” đối với Google khi hãng đang là mục tiêu chú ý của dư luận trong vấn đề bảo mật. Trước đó, hãng cũng từng bị vướng vào scandal liên quan tới việc truy cập thông tin Wi-Fi khi thu thập dữ liệu cho dịch vụ Google Streetview ở Đức hay vụ bồi thường 17 triệu USD khi bị tố cáo theo dõi người dùng Safari.
Rắc rối với nhà sản xuất Samsung
Điểm tối cuối cùng trong năm nay của Google chính là thất bại trong việc mở rộng sản xuất thiết bị tích hợp Android. Trong năm nay, khi mà HTC cũng gặp rắc rối trong việc nâng cao doanh số bán hàng hay Motorola không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thì Samsung chính là “chìa khóa vàng” giúp Android vươn xa trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, chính điều này lại nảy sinh hai thách thức dành cho “cha đẻ” của Android: Thứ nhất, họ vẫn chưa khai thác hoàn toàn tiềm năng của Android và thứ hai, nếu Samsung “đá” Android để chuyển sang HĐH của riêng mình thì Google sẽ mất chỗ dựa trong thị trường thiết bị di động.
Vào tháng 11 vừa qua, Google đã yêu cầu người dùng phải đăng nhập tài khoản Google+ của mình mỗi khi muốn bình luận trên YouTube. Động thái trên của hãng nhận được không ít phản đối từ phía người dùng khi họ cho rằng, hãng chỉ muốn thương mại hóa dữ liệu cá nhân của họ và tăng lượng người sử dụng mạng xã hội của mình để cạnh tranh với Facebook và Twitter. Trả lời phỏng vấn của giới báo chí, đại diện của Google cho biết hãng chỉ muốn kiểm soát lượng comment người dùng, tránh nguy cơ lạm dụng video trên YouTube để quảng bá sản phẩm của các công ty và tổ chức khác.
Về phần mình, nhà sáng lập YouTube - Jawed Karim, người được nhận 69 triệu USD khi bán dịch vụ chia sẻ video trực tuyến cho Google cũng phản đối hành động trên của công ty mẹ.
Tại sao lại có Moto X?
Nếu như Nexus 5 là một trong những thành công đáng kể của Google thì nhiều người lại tự hỏi Motorola để làm gì?
Sau khi về với Google, hãng sản xuất điện thoại Mỹ đã cho ra đời hai “đứa con” ngay sau đó nhưng lại không nhận được sự hướng ứng của thị trường khi Moto X vẫn chỉ giậm chân trong nước và Moto G cũng không khá hơn là bao. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hai sản phẩm của hãng Motorola chỉ rơi vào mức trung bình khá và chúng được xem như phương án dự phòng của Google trong tương lai.
Cái tên không nói lên tất cả (Nestle và Google)
Chúng ta đều biết rằng, các phiên bản HĐH Android của Google thường có mã tên của đồ ngọt và phiên bản 4.4 của hãng cũng không phải là ngoại lệ. Khi Google hợp tác với Nestle trong việc sử dụng tên (có bản quyền) Android 4.4 KitKat đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Cả hai công ty đều lên tiếng khẳng định rằng, thỏa thuận trên đều có lợi cho cả đôi bên khi Nestle có thể quảng bá kẹo của mình ngay trên tên sản phẩm Android KitKat và Google cũng có những chiếc kẹo có hình “robo xanh”.
Trả lời phỏng vấn của BBC, John Lagerling – Giám đốc phát triển Android cho biết việc Google sử dụng mã tên KitKat có thể rất “ngộ nghĩnh và bất ngờ” nhưng vẫn không phải là yếu tố tiên quyết trong việc khẳng định giá trị sản phẩm.
Google vẫn chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ doanh nghiệp
Nhiều người cho rằng, trong năm qua, Google vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ của một tập đoàn lớn khi vụ lùm xùm liên quan tới hoạt động nộp thuế của hãng ở Anh vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống.
Vào năm 2012, Google thu được 506 triệu bảng ở thị trường Anh quốc nhưng công ty chỉ nộp 11,6 triệu bảng tiền thuế và tận dụng các lỗ hổng trong chính sách nhà nước để trốn 150 triệu bảng tiền thuế.
Sự thất bại trong vấn đề bảo mật và PRISM
Khi Edward Snowden tiết lộ những thông tin mật vào tháng 5 năm 2013, cả thế giới ngỡ ngàng khi biết rằng mình luôn bị Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi thông qua PRISM (Công cụ hỗ trợ truy cập, đồng bộ và quản lí tài nguyên). Đặc biệt, thông tin trên càng khiến dư luận bất an khi các tờ báo uy tín của Mỹ như The Guardian hay NewYork Times chỉ ra rằng các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới như Apple, Facebook, Microsoft và Google “tiếp tay” cho NSA thông qua một hệ thống cho phép cơ quan này truy cập các thông tin bảo mật và đã được mã hóa.
Tiết lộ trên giống như một “đòn giáng” đối với Google khi hãng đang là mục tiêu chú ý của dư luận trong vấn đề bảo mật. Trước đó, hãng cũng từng bị vướng vào scandal liên quan tới việc truy cập thông tin Wi-Fi khi thu thập dữ liệu cho dịch vụ Google Streetview ở Đức hay vụ bồi thường 17 triệu USD khi bị tố cáo theo dõi người dùng Safari.
Rắc rối với nhà sản xuất Samsung
Điểm tối cuối cùng trong năm nay của Google chính là thất bại trong việc mở rộng sản xuất thiết bị tích hợp Android. Trong năm nay, khi mà HTC cũng gặp rắc rối trong việc nâng cao doanh số bán hàng hay Motorola không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thì Samsung chính là “chìa khóa vàng” giúp Android vươn xa trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, chính điều này lại nảy sinh hai thách thức dành cho “cha đẻ” của Android: Thứ nhất, họ vẫn chưa khai thác hoàn toàn tiềm năng của Android và thứ hai, nếu Samsung “đá” Android để chuyển sang HĐH của riêng mình thì Google sẽ mất chỗ dựa trong thị trường thiết bị di động.
0 nhận xét