sach hay

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Những chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới

Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới có giá lên tới 4.000 USD và nó tri6ng như 1 chiếc bộ đàm nhiều hơn là đi động.

Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động. Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi một nhóm kỹ sư của Motorola, những người đã trở nên giàu có nhờ bán máy thu phát vô tuyến.

Những chiếc điện thoại đi động đầu tiên trên thế giới

Điện thoại di động trong thời kì đầu tiên.
Trên thực tế, tại thời điểm đó, nhiều người, ngay cả các nhân viên làm việc tại hãng này cũng không tin rằng điện thoại di động có thể trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Tuy nhiên, với hơn 100 triệu USD được chi cho việc nghiên cứu, thử nghiệm thiết bị di động, 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên, chiếc điện thoại di động Motorola DynaTAC 8000x đã xuất hiện trên thị trường với giá bán lẻ lên đến gần 4.000 USD.

Ban đầu, chiếc điện thoại này có kích thước rất cồng kềnh 13 x 1,75 x 3,5 inch và nặng tới 0,8 kg. Thậm chí chính đội ngũ kỹ sư chế tạo ra nó đã gọi đây là “cục gạch”. Hơn nữa, chiếc điện thoại trên cũng chỉ sử dụng được trong nửa giờ trước khi pin điện thoại được phát minh. Ở thời điểm đó, người ta chỉ phải trả 1 xu cho việc sử dụng điện thoại công cộng, thì chiếc di động đầu tiên có giá tương đương một phần tư mức trung bình lương của một người Mỹ trong một năm – so với năm 2014 là hơn 9.000 USD.


Motorola DynaTAC 8000x tại CES 2007

Song song với việc nghiên cứu thiết bị di động, các công ty cung cấp dịch vụ mạng cũng cần tìm giải pháp giúp những thiết bị này có thể liên lạc được khi không có dây nối. Tháng 12/1947, Douglas H. Ring – một kĩ sư thuộc tập đoàn AT&T đã nảy ra ý tưởng về mạng di động tế bào như một tổ ong với các anten liền kề. Hệ thống này sử dụng một số lượng lớn các máy phát vô tuyến công suất thấp để tạo nên các cell hay còn gọi là tế bào. Khi thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác, cuộc đàm thoại của họ sẽ được giữ nguyên liên tục, không gián đoạn. Tuy nhiên, phải tới năm 1983, kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng, sóng di động sẽ hoạt động tốt nhất khi thiết bị được đặt trong xe hơi thông qua bộ thu phát để giao tiếp với anten trong thành phố. Nhưng hạn chế của mạng này là băng tần thấp và số lượng thuê bao không nhiều.

Vào giữa những năm 1960, hai kĩ sư là Joel Engel và Richard Frenkiel thuộc AT&T – một công ty viễn thông hàng đầu ở Mỹ bấy giờ đã hoàn thiện công nghệ mạng không dây cho phép việc tái sử dụng tần số cũ và hạn chế mất liên lạc khi di chuyển giữa các vùng phủ sóng. Đây được coi là bước tiến quan trọng, giúp tăng số lượng thuê bao đồng thời đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp di động phát triển rực rỡ của hôm nay.


Cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên mạng không dây.
Sau khi mạng di động đã hoàn toàn khả thi và có thể đi vào sử dụng, FCC cho phép AT&T được độc quyền hệ thống mạng di động mới và điều này thực sự bất lợi cho Motorola. Phải đối mặt với sự khó khăn này, giám đốc điều hành Motorola Marty Cooper đã không ngần ngại nói rằng : Hãy chứng minh cho FCC rằng độc quyền di động sẽ ức chế sự đổi mới của nhân loại. Motorola nhất định sẽ làm được một mạng điện thoại di động của riêng mình.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, phải gần 10 năm sau hãng này mới hiện thực hóa được câu nói của Marty Cooper. Chính vì sự thay đổi đó, năm 1970, chiếc điện thoại DynaTAC 8000x đã được cải tiến bởi kỹ sư chính Don Linder bằng việc trang bị các mạch tích hợp tùy chỉnh cùng bộ vi xử lý tinh vi cũng như phát triển các thiết kế anten để thâm nhập tốt hơn vào các tòa nhà cũng như tăng thời lượng cuộc gọi. Mà trong đó, tất cả đều phải tuân thủ những quy định về thông số kỹ thuật của FCC.

Vào tháng 10 năm 1983, Ameritech khởi xướng dịch vụ di động thương mại đầu tiên ở Mỹ. Tại thời điểm đó, người dùng phải trả phí thuê bao hàng tháng là 50 USD và cước cuộc gọi là 24 cent mỗi phút và 40 cent vào giờ cao điểm (9 giờ sáng đến 5 giờ chiều). Để phá vỡ thế độc quyền này, hai tháng sau, Motorola ra mắt mạng DynaTAC tại Washington, Chicago và Baltimore.


Dịch vụ DynaTAC 8000x của Motorola.

Vào năm 1984, bất ngờ, một điện thoại được gắn kèm trong xe hơi có giá khoảng 2.500 USD, rẻ hơn nhiều so với mức giá gần 4.000 USD của Motorola DynaTAC 8000x. Những tưởng điều này sẽ khiến doanh số bán hàng của DynaTAC 8000x sụt giám, nhưng cuối cùng, hơn 1.000 chiếc DynaTAC 8000x đã được bán ra trong năm đầu tiên, một con số vượt ngoài mong đợi.

Trớ trêu thay, không lâu sau, các sản phẩm điện thoại trên xe hơi đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên những thành công bước đầu của Motorola cho thấy tiềm năng của điện thoại di động là vô cùng lớn. Đây là minh chứng cho sự bùng nổ của smartphone cũng như các thiết bị di dộng cầm tay ở thời điểm hiện tại.
Share this post

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Posts RSS Comments RSS LÊN TRÊN ĐẦU
Copyright © 2013 by Tin nhanh 24h
Tin tức thời sự cập nhật liên tục 24h từ các báo mạng uy tín Việt Nam.