Thành phố thông minh được đánh giá dựa trên 6 thể loại chính mà thành phố đạt được, bao gồm có nền kinh tế thông minh, hành xử môi trường thông minh, quản trị thông minh, lối sống thông minh, giao thông thông minh và con người thông minh.
Các thành phố được nhóm trong bốn khu vực bao gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Kết quả cho thấy châu Âu có nhiều thành phố thông minh nhất trên thế giới. Đây là khu vực có giao thông công cộng tốt hơn cả, có sự cam kết lớn trong sử dụng xe đạp và đi bộ, ngoài ra đây cũng là khu vực tập trung vào các chính sách phát triển bền vững và các-bon thấp.
Copenhagen là thành phố có hai năm liên tiếp đạt danh tiếng là thành phố xanh nhất thế giới. Thành phố cũng đã được chọn là Thủ đô xanh của châu Âu vào năm 2014. Copenhagen có chỉ số carbon bình quân đầu người thấp nhất thế giới và cũng có kế hoạch giảm carbon tham vọng nhất của bất kỳ thành phố nào trên thế giới nhằm đạt được mục tiêu các bon trung tính vào năm 2025.
Thành phố trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang trên con đường để trở thành thành phố thông minh. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội. Ví dụ, các thành phố của Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ chưa từng có, đặt áp lực lên cơ sở hạ tầng và tạo ra sự tắc nghẽn giao thông cũng như thách thức lớn cho ô nhiễm không khí.
Úc và New Zealand là những quốc gia có những thành phố có chất lượng cuộc sống rất cao nhưng nói chung lại chưa phải là nhất về hiệu quả giao thông công cộng và các thành phố trong 2 quốc gia này thường sếp hàng sau so với nhiều thành phố khác ở Bắc Mỹ.
Sau đây là 10 thành phố thông minh nhất khu vực Châu Á/Thái Bình Dương:
1. Seoul
Seoul là thành phố thông minh nhất xét về mặt quản trị kỹ thuật số và dữ liệu công cộng. Hiện nay, thành phố có hơn 1.200 bộ dữ liệu mở cho công chúng và rất sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ người dân tham gia, chẳng hạn như hệ thống OASIS trực tuyến cho phép công chúng đưa ra đề nghị lập về các kế hoạch trực tuyến.
Một mẫu "thành phố thông minh" đã được xây dựng bên cạnh sân bay Seoul. Đây là dự án thành phố có 40% không gian xanh, cung cấp dịch vụ phổ cập băng thông rộng lớn, tích hợp mạng cảm biến, loạt hệ thống công trình xanh chuẩn nhất và hệ thống ngầm sáng tạo vận chuyển chất thải nhà bếp từ các tòa nhà thẳng đến một cơ sở xử lý và chuyển đổi chất thải thành năng lượng.
2. Singapore
Singapore là thành phố có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và có sự cam kết mạnh mẽ để phát triển bền vững. Thành phố là một trong thành phố có dấu chân carbon thấp nhất của bất kỳ thành phố khác trên thế giới, với khoảng 2,7 tấn carbon dioxide/đầu người.
3. Tokyo
Nhật Bản đã thành lập chiến lược cho năm 2020 bao gồm 8 mục tiêu cho tương lai. Trong đó bao gồm mục tiêu tăng khả năng phục hồi thảm họa thiên tai động đất, tạo ra năng lượng tái tạo tại địa phương, tạo 1.000 ha không gian xanh mới, khuyến khích chương trình có sự tham gia của người dân và hòa nhập xã hội, tạo việc làm mới cho người khuyết tật….
4. Hồng Kông
Hồng Kông là một trong những thành phố có mật độ dày đặc nhất trên thế giới, người dân Hồng Kông đã chấp nhận giải pháp giao thông công cộng là trên hết. Hồng Kông được xem là một trong những thành phố sáng tạo nhất trên thế giới. Ủy ban Đổi mới và Công nghệ Hồng Kông được thành lập vào năm 2000 để hỗ trợ việc tạo ra 5 cụm nghiên cứu tập trung vào ô tô, công nghệ thông tin, hậu cần, công nghệ nano và dệt may.
5. Auckland
Auckland luôn luôn là một trong những thành phố đáng sống nhất trên thế giới và đây là nơi có hai phần ba trong số 200 công ty hàng đầu trong nước tập trung. Đầu năm nay, thành phố cam kết trở thành một trong 9 thành phố đầu tiên hợp tác với Microsoft trong việc ra mắt chương trình CityNext nhằm mục đích chuyển đổi thành phố và hỗ trợ đổi mới thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực như vận chuyển, sử dụng năng lượng và trong các công trình xây dựng các tòa nhà.
6. Sydney
Sydney sử dụng các nguồn lực và sự quan tâm của Thế vận hội Olympic như một cách để tạo ra thành phố xanh của mình. Làng Olympic Sydney là một dự án phát triển hỗn hợp kéo theo việc thực hiện các giải pháp năng lượng tái tạo như lắp đặt 12 tấm quang điện trên mọi gia đình, xây dựng hệ thống tái chế chất thải mà dẫn đến kết quả trong việc tái chế lên đến 90% và mạng lưới kết nối giao thông công cộng. Gần đây hơn, Sydney đã thử nghiệm một số dự án công nghệ sạch và thông minh.
7. Melbourne
Melbourne cũng đã có những tiến bộ vượt bậc để trở thành một thành phố bền vững và thông minh. Thành phố thiết lập mục tiêu đầy tham vọng là giảm 100 phần trăm lượng khí thải carbon dioxide từ mức năm 2006. Năm 2003, thành phố đã hoàn thành một trong những dự án năng lượng mặt trời đô thị lớn nhất và trong năm 2010, phát động “Chương trình 1200 Công trình” khuyến khích sự tham gia hơn nữa của các tòa lớn trong thành phố. Ngoài việc cắt giảm carbon, Melbourne hướng đến đầu tư khu vực tư nhân và tạo ra 8.000 việc làm xanh.
Singapore là thành phố có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời và có sự cam kết mạnh mẽ để phát triển bền vững. Thành phố là một trong thành phố có dấu chân carbon thấp nhất của bất kỳ thành phố khác trên thế giới, với khoảng 2,7 tấn carbon dioxide/đầu người.
3. Tokyo
Nhật Bản đã thành lập chiến lược cho năm 2020 bao gồm 8 mục tiêu cho tương lai. Trong đó bao gồm mục tiêu tăng khả năng phục hồi thảm họa thiên tai động đất, tạo ra năng lượng tái tạo tại địa phương, tạo 1.000 ha không gian xanh mới, khuyến khích chương trình có sự tham gia của người dân và hòa nhập xã hội, tạo việc làm mới cho người khuyết tật….
4. Hồng Kông
Hồng Kông là một trong những thành phố có mật độ dày đặc nhất trên thế giới, người dân Hồng Kông đã chấp nhận giải pháp giao thông công cộng là trên hết. Hồng Kông được xem là một trong những thành phố sáng tạo nhất trên thế giới. Ủy ban Đổi mới và Công nghệ Hồng Kông được thành lập vào năm 2000 để hỗ trợ việc tạo ra 5 cụm nghiên cứu tập trung vào ô tô, công nghệ thông tin, hậu cần, công nghệ nano và dệt may.
5. Auckland
6. Sydney
Sydney sử dụng các nguồn lực và sự quan tâm của Thế vận hội Olympic như một cách để tạo ra thành phố xanh của mình. Làng Olympic Sydney là một dự án phát triển hỗn hợp kéo theo việc thực hiện các giải pháp năng lượng tái tạo như lắp đặt 12 tấm quang điện trên mọi gia đình, xây dựng hệ thống tái chế chất thải mà dẫn đến kết quả trong việc tái chế lên đến 90% và mạng lưới kết nối giao thông công cộng. Gần đây hơn, Sydney đã thử nghiệm một số dự án công nghệ sạch và thông minh.
7. Melbourne
Melbourne cũng đã có những tiến bộ vượt bậc để trở thành một thành phố bền vững và thông minh. Thành phố thiết lập mục tiêu đầy tham vọng là giảm 100 phần trăm lượng khí thải carbon dioxide từ mức năm 2006. Năm 2003, thành phố đã hoàn thành một trong những dự án năng lượng mặt trời đô thị lớn nhất và trong năm 2010, phát động “Chương trình 1200 Công trình” khuyến khích sự tham gia hơn nữa của các tòa lớn trong thành phố. Ngoài việc cắt giảm carbon, Melbourne hướng đến đầu tư khu vực tư nhân và tạo ra 8.000 việc làm xanh.
8. Osaka
Ngoài những cải tiến trong giao thông và thành phố sống tốt, Osaka đã thử nghiệm công nghệ nhà thông minh từ năm 2011. Phối hợp với các đối tác khác, dự án Smart Home của thành phố có sự kết hợp giữa các giải pháp năng lượng sạch và hệ thống quản lý năng lượng tại nhà (HEMS), kết quả là giảm 88% điện năng tiêu thụ so với nhà ở thông thường. Bước tiếp theo của thành phố là giải pháp tích hợp xe điện và chuyển đổi năng lượng mặt trời 100 phần trăm cho vấn đề sưởi ấm trong các tòa nhà.
9. Kobe
Kobe đã tiến hành thực hiện xây dựng thành phố xanh của mình thông qua hệ thống đánh giá toàn diện trong Chương trình Hiệu quả Môi trường Xây dựng (CASBEE). Kobe hiện đã chứng nhận 450 công trình xanh thông qua chương trình CASBEE. Trong thập kỷ qua, thành phố cũng đã tìm cách chuyển đổi phương thức quản lý nước và rác thải đô thị, thay đổi chiến lược của mình tái chế và tái sủ dụng chất thải và nước thải.
10. Perth
Trong năm 2009, Perth bắt đầu một dự án 3 năm mang tên Thành phố Năng lượng Mặt trời Perth nhằm mục đích khuyến khích công nghiệp, kinh doanh và công chúng thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Dự án liên quan đến một loạt các công nghệ thông minh bao gồm việc lắp đặt hơn 9.000 công tơ thông minh, lắp đặt các panô năng lượng mặt trời cho 1.800 ngôi nhà, tư vấn hiệu quả năng lượng miễn phí cho hơn 3.500 hộ gia đình.
Ngoài những cải tiến trong giao thông và thành phố sống tốt, Osaka đã thử nghiệm công nghệ nhà thông minh từ năm 2011. Phối hợp với các đối tác khác, dự án Smart Home của thành phố có sự kết hợp giữa các giải pháp năng lượng sạch và hệ thống quản lý năng lượng tại nhà (HEMS), kết quả là giảm 88% điện năng tiêu thụ so với nhà ở thông thường. Bước tiếp theo của thành phố là giải pháp tích hợp xe điện và chuyển đổi năng lượng mặt trời 100 phần trăm cho vấn đề sưởi ấm trong các tòa nhà.
9. Kobe
Kobe đã tiến hành thực hiện xây dựng thành phố xanh của mình thông qua hệ thống đánh giá toàn diện trong Chương trình Hiệu quả Môi trường Xây dựng (CASBEE). Kobe hiện đã chứng nhận 450 công trình xanh thông qua chương trình CASBEE. Trong thập kỷ qua, thành phố cũng đã tìm cách chuyển đổi phương thức quản lý nước và rác thải đô thị, thay đổi chiến lược của mình tái chế và tái sủ dụng chất thải và nước thải.
10. Perth
Trong năm 2009, Perth bắt đầu một dự án 3 năm mang tên Thành phố Năng lượng Mặt trời Perth nhằm mục đích khuyến khích công nghiệp, kinh doanh và công chúng thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Dự án liên quan đến một loạt các công nghệ thông minh bao gồm việc lắp đặt hơn 9.000 công tơ thông minh, lắp đặt các panô năng lượng mặt trời cho 1.800 ngôi nhà, tư vấn hiệu quả năng lượng miễn phí cho hơn 3.500 hộ gia đình.
0 nhận xét